Ngoài việc giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện, Cha Mẹ cũng cần chú trọng đến việc nâng cao trí tuệ cho trẻ, đây sẽ là tiền đề để trẻ có những bước phát triển đầu đời vững chắc, một tương lai xán lạn giúp trẻ trở nên hạnh phúc hơn. Theo nghiên cứu của nhóm Giáo sư Richard Weissbourd, một nhà khoa học hành vi trẻ em ở Đại học Harvard cho thấy có 3 giai đoạn vàng trong quá trình phát triển trí não của một đứa trẻ, đó là các giai đoạn: 0 – 3 tuổi, 5 – 7 tuổi và 8 – 10 tuổi.
Vậy trong 3 giai đoạn này Cha Mẹ cần chú ý những gì để giúp trẻ phát triển trí não toàn diện.
1. Giai đoạn từ 0-3 tuổi phát triển trí não cho trẻ
Chỉ số IQ chủ yếu phụ thuộc vào số lượng kết nối thần kinh trong não. Số lượng dây thần kinh được kết nối của trẻ sẽ không ngừng tăng lên theo độ tuổi, dựa vào việc quan sát, nhận thức và khám phá hàng ngày, các dây thần kinh sẽ được luyện tập và phát huy tối đa khả năng của mình, từ đó giúp trẻ trở nên thông minh hơn. Bên cạnh đó, khả năng về ngôn ngữ cũng được hình thành trong giai đoạn này, đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng giúp trẻ phát triển đồng đều, vì trí tuệ trẻ có vượt trội đến đâu nhưng tư duy về ngôn ngữ bất ổn, cũng sẽ rất khó để trẻ phát huy được khả năng của mình.
2. Giai đoạn từ 5-7 tuổi
Đây được coi là giai đoạn vàng thứ 2 giúp phát triển trí não cho trẻ, ở giai đoạn này tính cách của trẻ đã được bộc lộ tương đối đầy đủ và rõ nét, chính vì vậy Cha Mẹ cần để tâm đến trẻ để uốn nắn và chia sẻ với con nhiều hơn, để trẻ không chỉ phát triển về trí não, mà còn phát triển cả nhân tâm. Cũng giống như trẻ ở độ 0-3 tuổi, trẻ từ 5-7 tuổi tiếp thu và học hỏi cái mới rất nhanh, tuy nhiên các con chưa biết phân biệt đúng sai, nên sẽ rất nhanh học những lời nói, hành vi không tốt, Cha Mẹ cần quan sát để kịp thời giải thích cho trẻ hiểu, để trẻ thay đổi nhận thức.
Khi trẻ làm sai việc gì, rất nhiều Cha Mẹ sẽ nổi nóng và có những lời nói, hành động tiêu cực, thậm chí là đánh mắng trẻ. Tuy nhiên, việc này sẽ dễ dẫn đến trẻ phản ứng lại bởi vì đây là giai đoạn trẻ dễ khủng hoảng tâm lý, con vô cùng nhạy cảm với mọi thứ, nên điều Cha Mẹ cần làm là lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành cùng con. Các bậc Cha Mẹ hãy nhớ: việc trẻ mắc lỗi là điều hết sức bình thường, vì ngày xưa chúng ta cũng phải trải qua như vậy mới trưởng thành được. Và các con không bao giờ muốn mắc lỗi cả, đây là điều ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, Cha Mẹ cũng cần dành thời gian để chơi với con, có thể chơi tại nhà hoặc đến các khu vui chơi, nơi công cộng để con được khám phá những điều mới mẻ, học cách giao tiếp và ứng xử với những người xung quanh, như vậy trẻ không chỉ trở nên tự tin mà còn học được nhiều kỹ năng mềm.
3. Giai đoạn từ 8-10 tuổi
Sau 12 tuổi, việc phát triển về hệ thần kinh của trẻ sẽ giảm đi so với 2 giai đoạn trước., nhưng không có nghĩa là không phát triển trí não cho trẻ. Nhưng đây lại là giai đoạn trẻ luôn cố gắng thể hiện mình, dù cách thể hiện đó có sai trái. Đây cũng là giai đoạn quyết định tính cách tương lai của con, vì vậy Cha Mẹ rất cần phải ở bên cạnh trẻ để đồng hành cùng con.